LỄ HỘI ĐIỆN HÒN CHÉN

Logo su kien 1

9 Hon Chen 1LỄ HỘI ĐIỆN HÒN CHÉN

Ở HUẾ

– TS.Phan Thanh Hải

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ,

Chén ngọc giờ chìm đáy sông sâu.

Đó là những câu thơ tuyệt đẹp trong bài Tạm biệt Huế của nhà thơ Thu Bồn viết về điện Hòn Chén, một trong những danh thắng của đất cố đô.

Có thể nói, điện Hòn Chén là một trong những di tích độc đáo nhất của Huế: một đền thờ Thánh Mẫu dân gian, trở thành một kiến trúc cung đình, nhưng trên hết, đó là một kiến trúc nghệ thuật vô cùng quyến rũ. Lễ hội Hòn Chén cũng từng được nâng lên hàng quốc lễ, và đến nay vẫn là một lễ hội truyền thống thu hút đông đảo du khách nhất ở miền Trung.

Điện thờ tọa lạc bên sườn núi Hòn Chén, tên chữ là Ngọc Trãn sơn, một quả núi đất tròn trịa, hình dáng tựa cái chén úp ngược, tên núi vì thế mà có. Nhưng nhìn trên tổng thể, Ngọc Trãn sơn có địa thế rất hùng vỹ. Đây là ngọn núi cuối cùng trong một rặng núi dài phóng ra từ dãy Đông Trường Sơn, đến khi gặp dòng sông Hương xinh đẹp thì dừng lại.

Cả dãy núi trông như một con rồng đang uốn khúc lô nhô mà Ngọc Trãn sơn là phần đầu rồng đang ngẩng cao. Vua Đồng Khánh lại ví dãy núi này như một con sư tử đang cúi đầu xuống uống nước sông Hương. Còn dòng sông, sau khi bị núi chặn lại phải uốn mình đổi dòng, chảy thêm một đoạn ngắn nữa lại bị núi Vọng Cảnh cản lại buộc phải uốn khúc lần thứ hai. 9 Hon Chen 2Theo quan niệm phong thủy của người xưa, từ gò Long Thọ nối đến đây là “Thiên Địa trục” (trục nối liền trời đất) nên hết sức linh thiêng. Bởi vậy, đền thờ Thánh Mẫu không phải vô cớ mà xuất hiện…

Nguyên xưa điện Hòn Chén là đền thờ nữ thần PôYang Inô-Nagar (hay gọi tắt là Pô Nagar), nữ thần của đất đai, nông nghiệp và sự sinh sôi phát triển của người Chăm, sau này người Việt gọi bà là Thiên Yana. Có thể đền có tuối cùng với Thành Lồi (thế kỷ 7-8) hoặc sớm hơn nữa.

Đầu thế kỷ 14, khi người Việt vào tiếp quản vùng đất mới, ngôi đền này cũng đã được Việt hóa dần dần, nhưng dấu ấn tín ngưỡng của người Chăm vẫn còn rất rõ. Bởi vậy, mãi cho đến cuối thế kỷ 17, khi bắt được quốc vương Chăm pa là Bà Tranh sau một cuộc đụng độ dữ dội, chúa Nguyễn đã đưa vị tù nhân đặc biệt này đến giam lỏng tại điện Hòn Chén. Vị vua xấu số đã qua đời tại đây vào năm 1694, cũng vì thế mà ngôi đền thêm linh thiêng.

Đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn (1802-1820), điện Hòn Chén được trùng tu khôi phục lại và Thánh Mẫu cũng được ban cấp sắc phong. Thời vua Đồng Khánh, điện Hòn Chén được đặc biệt quan tâm, được đại trùng tu và đặt tên là điện Huệ Nam. Chính vua Đồng Khánh là người đã đưa lễ hội tại điện thành quốc lễ, mỗi năm hai lần triều đình đều đứng ra tổ chức.

Người ta cho rằng, sự kiện đặc biệt này đến từ nguyên do bản thân nhà vua cũng là một tín đồ cuồng nhiệt của Thánh Mẫu, chính Mẫu đã phò trợ và báo mộng cho Đồng Khánh về việc ông sẽ lên ngôi. Có lẽ vì vậy nên đạt được đế vị, nhà vua đã hết lòng đền đáp công ơn của Thánh Mẫu. Thậm chí nhà vua còn tự nhận mình là đệ tử của Mẫu và tôn bà lên hàng “chị”, trong khi về nguyên tắc, nhà vua là Thiên tử, đứng trên tất cả các vị thánh, thần trong nước.

Sau khi vương triều Nguyễn sụp đổ, dù lễ hội Hòn Chén không còn là quốc lễ nữa9 Hon Chen 3 nhưng việc tổ chức lễ vẫn được duy trì đều đặn và sức ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn.

Đến thăm điện Hòn Chén hiện nay, du khách có thể đi đò ngang từ Bến Than hoặc trên các tuyến đò dọc từ Huế lên hay trên thượng nguồn về ghé vào. Đứng từ bờ bên này sông đã thấy ngôi điện xinh xắn ẩn mình thấp thoáng trong cả một ngọn núi xanh biếc. Đến khi cập bến điện, bước lên hàng bậc cấp bằng đá núi, phóng mắt nhìn về phía thượng nguồn mới thấy hết được cảnh đẹp tuyệt vời của dòng sông Hương, lòng càng thán phục sự tinh tường của người xưa khi lựa chọn chỗ đất này để dựng đền.

Gọi là điện Hòn Chén nhưng thực ra là cả một tổ hợp kiến trúc với khoảng 10 công trình lớn nhỏ. Dưới cùng là am Thủy Phủ, lên chút nữa ở bên trái là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Miếu Ông (Chùa Thánh). Ở lưng chừng núi là tòa Minh Kính Đài, công trình chính của điện Huệ Nam. Tiếp nữa ở bên phải là dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ/Cọp)…

Minh Kính Đài được xây dựng từ năm 1886, thời vua Ðồng Khánh, cấu trúc mặt bằng kiểu hình chữ “Tam” với tổng diện tích hơn 250m2. Từ dưới lên trên, Minh Kính Đài 9 Hon Chen 4chia làm 3 phần :

Minh Kính Tiểu Ðài Ðệ Tam Cung, còn gọi là Tiền Ðiện – nơi có xây một hương án lớn, hai bên đặt trống chuông, là chỗ cử hành tế lễ. Nơi đứng cúng lạy của khách hành hương còn được nới rộng thêm bằng một mái hiên và cái sân ở mặt trước tòa nhà.

Minh Kính Trung Ðài Ðệ Nhị Cung, còn gọi là Cung Hội Ðồng, giữa xây bệ thờ cao và lớn, cung này thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, có cả tượng Phật và dùng làm nơi thiết trí các đồ thờ dùng để rước sắc trong những dịp lễ lớn: Võng Cung Nghinh Mẫu, Phụng Liễn, Long Ðình.

Minh Kính Cao Ðài Ðệ Nhất Cung, còn gọi là Thượng Cung hay Thượng Ðiện, chia làm 2 tầng. Tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Ðồng Khánh và một số thần thánh cao cấp khác trong tôn giáo; tầng dưới dùng làm chỗ tiếp khách và nơi ở của người thủ từ…

Trong nội thất của Minh Kính Đài có khá nhiều cổ vật quý, đa số đều được làm hoặc được hiến tặng dưới thời vua Đồng Khánh. Đặc biệt, trong tòa Đệ nhất cung có một bức tranh gương vẽ 7 vị đệ tử của Thánh Mẫu Thiên Yana, một trong số đó chính là vua Đồng Khánh. Điểm đặc biệt nữa tại Minh Kính Đài là hình ảnh phụng hoàng được trang trí rất nhiều. Thời Nguyễn, chim phụng thường được dùng tượng trưng cho các bà, đây là nơi thờ Mẫu, nên người ta dùng chim phụng là chủ yếu.

9 Hon Chen 5

Nếu đến Huế vào đầu tháng 3 hay tháng 7 âm lịch thì du khách không nên bỏ qua dịp tham dự lễ hội điện Hòn Chén.

Ngày hội, dọc theo dòng sông Hương, suốt từ thành phố lên đến điện Hòn Chén tấp nập ghe thuyền của các tín đồ đến từ khắp nơi trong nước. Họ kết đôi những con thuyền thành những chiếc “bằng” rộng rãi, trên đó đặt những hương án được trang trí lộng lẫy bằng các loại cờ phướn, hoa, đèn… Thánh Mẫu Thiên Yana được dân làng Hải Cát gần đó tôn làm Thành hoàng của làng, nên dịp lễ cũng gắn liền với ngày hội tế đình của Hải Cát. Lễ tế được tổ chức rất long trọng.

Trước ngày Chánh tế, dân làng tổ chức lễ rước Thánh Mẫu từ điện Huệ Nam về đình làng; sau lễ lại rước bà về điện Huệ Nam. Điều độc đáo là tham dự lễ rước này, ngoài dân làng Hải Cát còn có hàng ngàn tín đồ khác của Mẫu. Nhiều người đã ví, lễ hội Hòn Chén như một Festival văn hóa dân gian trên sông Hương, bởi đây là nơi khoe sắc của hàng ngàn con thuyền, nơi diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa tâm linh, 9 Dien Hon chen 6bao gồm cả tế cúng, ca hát, nhảy múa, lên đồng hầu bóng, tổ chức lễ phóng sinh, phóng đăng…

Hình ảnh hấp dẫn nhất có lẽ là đám rước Mẫu được cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên chiếc “bằng” lớn đặt hương án có thêm long kiệu, trên đặt hòm sắc vua ban cho Thánh Mẫu. Những chiếc “bằng” đi sau rước hương án, long kiệu của các Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Hỏa, Mẫu Thủy, các đồ tự khí, lọng, tàn, gối, quạt… có cả phường bát âm với các nhạc cụ truyền thống đi theo. Tất cả tạo nên một đám rước đầy màu sắc nhưng vẫn giữ được không khí trang nghiêm, thành kính.

Sau phần lễ là phần hội diễn ra tưng bừng với vô vàn loại âm thanh, nhưng vút lên cao nhất vẫn là tiếng nhạc chầu văn sôi động. Trên sàn của rất nhiều chiếc “bằng”, các bà các cô trong trang phục sặc sỡ thoải mái nhún nhảy lắc lư theo tiếng nhạc. Dường như khi tham dự lễ hội này, họ đã hoàn toàn để lại đằng sau sự e ngại, rụt rè vốn có. Đây cũng là một nét độc đáo của lễ hội Hòn Chén ở Huế, vùng đất nổi tiếng của những phụ nữ hiền thục và sống khép kín.

Những ai đã từng đến đến thăm điện Hòn Chén và nhất là đã từng tham dự lễ hội điện Hòn Chén thì chắc chắn sẽ rất khó quên cảnh đẹp và những nét văn hóa đáng yêu của lễ hội này. Người Huế vẫn gọi lễ hội điện Hòn Chén là Lễ Vía Mẹ, lễ của đạo hiếu, của lòng biết ơn đối với Thánh Mẫu. Bởi vậy, nếu đến thăm cố đô Huế, bạn không nên bỏ qua điểm du lịch thú vị này. (theo P.T.H)

Logo TG tam linh

Tr cau hoi 1NHÌN CỬA NHÀ

ĐOÁN TƯƠNG LAI CỦA BẠN

Trong 6 hình ảnh dưới đây, hãy chọn cánh cửa mà bạn cảm thấy lôi cuốn, bắt mắt nhất. Cánh cửa ấy có thể tiết lộ về động cơ hành động cũng như tương lai sau này của bạn.

Bài trắc nghiệm cánh cửa dưới đây cho thấy bạn sẽ chọn hướng đi nào trong cuộc sống và động cơ thực sự đằng sau những lựa chọn ấy.

Cánh cửa số 1 : Con đường mà bạn tìm kiếm là con đường tự do. Bạn muốn có nhiều không gian cho riêng mình và tự tạo cho mình lối đi riêng, đặc biệt nếu ở đó các khả năng là vô hạn. Bạn độc lập và không thích đối đầu, cũng không muốn vội vã. 10 Canh cua 1Ước muốn của bạn là được chậm rãi tận hưởng thời khắc của mình.

Cánh cửa số 2 : So với con đường mà người ta đã từng đi đến mòn cả lối, bạn thích cách tiếp cận kín đáo, riêng tư hơn. Bạn thích du lịch một mình, sống một mình, suy nghĩ một mình – tóm lại là ở một mình. Con đường bạn đi là con đường chỉ của một người. Bạn độc đáo, sáng tạo, sâu sắc, giàu triết lý và hướng nội. Cách bạn nhìn nhận thế giới thật khác biệt với mọi người.

Cánh cửa số 3 : Tương lai của bạn rực rỡ sắc màu ! Bạn là người duyên dáng, thích được tham gia và góp vui, với ước mong tiếp nhận và trải nghiệm tất cả mọi điều. Cuộc đời bạn là những chuyến đi, chỉ cần thú vị, đến đâu không quan trọng. 10 Canh cua 2Tò mò bẩm sinh, bạn luôn hứng khởi tìm hiểu về nơi mình gọi là nhà. Bạn cũng rất dí dỏm, khiến những người xung quanh cười đùa không ngớt.

Cánh cửa số 4 : Bạn muốn sống cuộc đời thật ly kỳ và thú vị. Bạn yêu sự hỗn loạn và những tình huống không thể đoán trước. Điều bất định và những chuyện giật gân có sức hút lạ kỳ với bạn. Bạn thích nhất là một buổi chiều ở công viên giải trí, đi loại tàu lượn cao nhất, đáng sợ nhất. Bạn chẳng hề quan tâm đến những quy tắc, luật lệ, hệt như một cơn gió tự do.

Cánh cửa số 5 : Bạn thích con đường tương lai của mình trầm ổn, dễ chịu. Nhìn chung, bạn là người an phận thủ thường, mến chuộng hòa bình. Bạn thích những gì rõ ràng, rành mạch. Bạn không muốn theo đuổi thứ gì đó vượt quá khả năng của mình, 10 Canh cua 3sẽ gây khó dễ cho mình hơn mức cần thiết. Tính cách thực tế của bạn thường được người ta coi trọng.

Cánh cửa số 6 : Bạn thích sự tịch mịch, tĩnh lặng. Bạn có thể dành rất nhiều thời gian ở một mình mà không hề cảm thấy cô đơn. Bạn tiếp nhận tất cả những điều mình thấy và muốn hòa hợp, gắn bó với những người xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động của bạn đều rất thận trọng. Bạn chú tâm xây dựng những mối quan hệ bền vững – đó là điều quan trọng nhất với bạn.

Tr Cau nguyen 3CÔ GÁI NHỚ ĐƯỢC

10 KIẾP TRƯỚC CỦA MÌNH

Trường hợp cô gái Joey Verwey có khả năng nhớ lại cả 10 kiếp sống trước đây của mình là bằng chứng sinh động nhất khẳng định sự tồn tại của luân hồi tái sinh đầy huyền bí.

https://youtu.be/N2cTXq54PRc

Luân hồi thực sự là một niềm tin cực kỳ phổ biên trên thế giới…. nhưng cô gái này tuyên bố có thể nhớ lại được tới 10 kiếp sống trước đây của cô. Đây là một trường hợp rất hiếm hoi. Liệu một người thực sự có thể nhớ lại được 10 kiếp sống trước đây của mình hay không ?

Từ khi mới 3 tuổi, cô gái Joey Verwey đã kể với gia đình mình các câu chuyện đáng kinh ngạc, 2 Kiep truoc 1rằng cô có thể nhớ được mười kiếp luân hồi của mình trước đây. Những câu chuyện được kể lại rất rõ ràng, chi tiết, và kỳ lạ, điều mà cô không thể tự mình tìm hiểu.

Khi lên năm tuổi, cô thường xuyên gặp gỡ với các giáo sư cận tâm lý học, những bậc thầy về luân hồi, các chuyên gia về thôi miên hồi quy tiền kiếp, cũng như các phóng viên điều tra… tất cả đều kết luận rằng đứa trẻ ngây thơ này đã cung cấp những bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ hiện tượng đầu thai chuyển kiếp là có thực.

Kiếp đầu tiên của cô là một người sống trong hang động vào khoảng 200 triệu năm trước. Cô nhớ rằng đã từng bị một con khủng long truy đuổi, nên đã phải để lại những công cụ bằng đá và xương trong một cái hang. 2 Kiep truoc 2Hiện tại, cô có thể dẫn các nhà nghiên cứu đến vị trí của hàng loạt các hang động ở Nam Phi mà cô chưa từng tới trước đó. Đây là các hang động nơi người ta đã phát hiện ra dấu tích của đời sống nguyên thủy.

Có hai kiếp sống trong đó cô là một nô lệ người Ai Cập. Cô có thể nhớ một cách chính xác hoàn hảo về hoàn cảnh sinh sống tên một con tàu, cùng những kỹ thuật lát đường đá cổ xưa.

Trong một kiếp sống khác, với những ký ức khá mơ hồ, cô thấy mình đang mang một tấm mạng che mặt, nhìn giống một vị công chúa, đang ngồi trong chiếc kiệu trên lưng một con voi.

Cô cũng nhớ các chi tiết trong một kiếp sống trong đó cô là một tín đồ Cơ Đốc giáo bị bức hại dưới sự cai trị tàn bạo của Hoàng đế La Mã Nero vào thế kỷ thứ nhất. Vào kiếp sống đó, cô có thể đã bắt gặp Thánh Peter.

Cô cũng nhớ lại kiếp sống tại Nam Phi vào đầu những năm 1900, 2 Kiep truoc 3khi cô là một đứa cháu của Tổng thống Paul Kruger thời bấy giờ, sau đó lớn lên lấy hai người chồng và có mười đứa con. Qua điều tra, người ta thấy rằng những người này hoàn toàn có thật trong lịch sử, đồng thời cũng phát hiện rằng một trong những đứa con của cô lúc đó vẫn còn sống và đang ở tuổi 90.

Khi Joey được 5 tuổi và được gặp người phụ nữ cao tuổi này; bà đã ngay lập tức nhận ra đó là mẹ của mình. Cả hai đã có một buổi trò chuyện dài về cuộc sống gia đình cùng nhau trước đó.

Logo phong thuy

8 Sinh khi 1BÍ QUYẾT TẠO SINH KHÍ

CHO NGÔI NHÀ

MANG TÀI VẬN VỀ

Khi chuẩn bị sở hữu một ngôi nhà mới cho gia đình của mình thì một trong những điều quan trọng mà gia chủ cần phải chú ý là làm sao để tăng nguồn sinh khí cho nơi ở mới này.

Theo quan niệm về triết học phong thủy phương Đông, sinh khí là địa khí có sức sống (vị trí đất ở có sức sống), có thiên khí thông thoáng. Đón sinh khí là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư để tạo lên luồng không khí tốt cho ngôi nhà. Khi nơi ở tràn trề sinh khí sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, vui vẻ. Đồng thời nguồn sinh khí ấy còn mang lại tài vận cho gia chủ.

Trong không gian sống của gia đình thì mỗi yếu tố bao gồm cả sự bài trí trong nhà và điều kiện ngoại cảnh đều có một ý nghĩa riêng về mặt phong thủy. Tùy theo đặc điểm và tính chất mà chúng thuộc các trạch khí âm dương và các mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khác nhau. Điều mà chúng ta cần là là xem xét, đánh giá, 8 Sinh khi 2và phân loại để có thể tạo ra một không gian sống cân bằng giữa hai thái cực Âm- Dương và tràn đầy sinh khí.

Điều quan trọng nhất mà gia chủ cần nghĩ đến đầu tiên đó chính là chọn một mảnh đất có sinh khí tốt. Theo phong thủy, một mảnh đất tốt dồi dào sinh khí thì mảnh đất đó phải có long mạch khỏe (những nơi có mạch nước ngầm chảy qua), hoa quả xanh tốt cũng là một cách để đánh giá luống sinh khí của mảnh đất đấy. Tiếp theo cần phải có tầm nhìn thoáng đãng ở mặt trước và chỗ dựa vững chắc ở lưng ngôi nhà đây được gọi là thế đất “Lưng dựa núi, mặt hướng thủy” rất tốt cho gia đình.

Bên cạnh yếu tố đất ta cũng không được bỏ qua độ thông thoáng cùng với ánh sáng cho căn nhà của mình. Muốn thúc đẩy luồng sinh khí cho ngôi nhà thì cần hội tụ được các yếu tố như ánh sáng chan hòa. Các phòng phải tuân thủ nguyên tắc đón gió để đẩy các luồng khí xấu tự phát trong như khí bếp, khí vệ sinh, ẩm mốc…

Những không gian được cho là “bí” sinh khí là những không gian bị đóng kín, lưu trữ khí độc trong phòng không thoát được và thiếu ánh sáng tự nhiên đồng thời những không gian đó nằm trên một tổng thể, địa thế đất không tốt. Ví dụ như nhiều tiếng ồn, không khí ô nhiễm, thế đất trũng, thiếu cảnh quan xung quanh… Các không gian “bí” sinh khí thường tạo nên những không gian bí bách, tù túng, gây cảm giác mất cân bằng và căng thẳng cho người sống trong đó.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà một số gia đình không đảm bảo được9 Phong thuy 1 những yếu tố cho nguồn sinh khí dồi dào. Dưới đây là một số mẹo để khắc phục những hạn chế ấy giúp tăng thêm sinh khí cho không gian sống của mình:

Với những mẫu nhà phố nhỏ hoặc các căn hộ chung cư, để tạo luồng sinh khí cho ngôi nhà, gia chủ nên tận dụng tối đa việc lấy sáng, thiết kế sao cho các phòng đều có ánh sáng. Ở những không gian bí ánh sáng và không khí có thể lắp quạt thông gió sao cho không khí có thể lưu thông và luân chuyển trong nhà. Không nên chia nhỏ không gian nhiều bằng tường hoặc những tấm vách ngăn.

Ánh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, gia chủ nên chú ý luôn giữ cho ngôi nhà được sáng sủa, đặc biệt vào ban đêm, nhằm tạo sự cân bằng tốt trong nhà. Dùng đèn tròn chiếu sáng là tốt nhất bởi hình tròn tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may.

Một điều mà bạn cần lưu ý đó là luồng không khí lưu thông trong nhà. Nhất thiết nhà bạn phải sạch sẽ, không ẩm mốc, tạo ra một môi trường sống trong lành thì không khí trong nhà bạn sẽ luôn tràn đầy sức sống và mọi công việc đều thuận lợi.

Ngoài ra bạn cũng có thể tăng thêm nguồn năng lượng tụ nhiên cho ngôi nhà bằng cách sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như cây xanh, bể cá, ánh sáng trang trí, màu sắc, âm thanh và có thể là vật nuôi nhằm tạo một môi trường đa dạng gần gũi với thiên nhiên  (Minh Nhật tổng hợp)

Xuân Mai chuyển tiếp