2 DÒNG SUỐI CHỮA BỆNH HUYỀN BÍ

Logo tim hieu

2 Dac lo 1SAU 351 NĂM MỚI GẶP

M ALEXANDRE DE RHODES

Người đã khai sinh ra mẫu tự Việt Nam

Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng. Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .

Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

H1&2: Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã “giải phóng ” nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu.

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, 9 Dac lo 2đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.

H3: Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.

9 Dac lo 3Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.

H4: Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi “hồ hởi”. Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi “tham quan” và nói về lịch sử nhà thờ.

H5: Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.

Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.

9 Dac lo 4

Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi : “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không ?”.

Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố. Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.

H6: Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.

9 Dac lo 5

Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.

H7: Năm 1943 chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành con tem 15 xu và 30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát triển tiếng Việt.

H8&9: Năm 1960 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ 4 con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961). Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập. (nguồn Văn Khang / Văn Khố Ức Trai / Đại Học Chiến Tranh Chính Trị VNCH)

Logo KH huyen bi

9 Nguyen cau 7HAI DÒNG SUỐI

CÓ KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH

Tồn tại như một món quà của Thượng đế, hai dòng suối tự nhiên này đã giúp rất nhiều người chữa lành bệnh một cách kỳ diệu. Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn không thể lý giải được nguyên nhân tại sao.

God’s Acre Healing Springs – Mỹ

God’s Acre Healing Springs là dòng suối tự nhiên có niên đại hơn một triệu năm, nằm phía sau nhà thờ lâu đời Baptist, thị trấn Blackville, bang South Carolina, Mỹ. Hàng năm, ước tính có hàng nghìn người trên khắp thế giới không quản ngại đường xa mang đủ các loại vật dụng đến Healing Springs lấy nước vì họ tin vào khả năng của dòng suối thánh có thể chữa lành bách bệnh.

Healing Springs bắt nguồn từ những ngọn núi cao cách hàng trăm dặm về phía Bắc, chảy ngầm xuyên qua các khối đá, do đó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm. 9 Suoi than 1Sau khi đến định cư ở đây, người Mỹ bản địa đã đổi Healing Springs lấy ngô với một lái buôn Châu Âu.

Trải qua nhiều lần mua đi bán lại, năm 1944, người chủ cuối cùng của dòng suối thánh đã quyết định trả nó về cho Chúa để mọi người dân có thể tự do đến lấy nước, tận hưởng phước lành ngài ban tặng.

Theo trang Daily Mail, câu chuyện về khả năng cải tử hoàn sinh của Healing Springs bắt đầu khi cuộc cách mạng giành độc lập chống lại đế quốc Anh diễn ra ở Mỹ (1775-1783). Năm 1781, sau trận chiến đẫm máu tại Windy Hill Creek (phía Bắc Blackville), bốn binh lính Anh bị viên chỉ huy bỏ lại trong tình trạng thương nặng, nằm thoi thóp chờ chết. Rất may sau đó họ được một người dân bản địa tốt bụng phát hiện và kéo đến suối Healing Springs.

Sau khi được cho uống và tắm nước suối, những lính Anh không những thoát chết mà còn dần khỏe mạnh, tìm lại được về khu trại lính khiến đồng đội và viên chỉ huy vô cùng kinh ngạc. Câu chuyện hồi phục kỳ diệu của những binh lính được truyền tai nhau đi khắp nơi. 9 Suoi than 2Và kể từ đó đến nay trải qua hàng thế kỷ, bất chấp những tiến bộ vượt bậc của y học người dân vẫn đổ xô đến Healing Springs để lấy nước và mong đợi sự kỳ diệu từ dòng nước của Chúa trời tạo ra.

Năm 2012, bà Annabelle Galik, 51 tuổi, sống tại Goose Creek được chuẩn đoán mắc ung thư phổi chỉ sống được thêm bốn tháng. Thay vì nằm chờ đến ngày cuối đời, bà đã tìm đến Blackville để lấy nước uống hàng ngày và áp dụng biện pháp chữa trị truyền thống.
Đã ba năm trôi qua kể từ ngày bà được bác sĩ thông báo bà đang cận kề cái chết, Galik vẫn duy trì được sức khỏe và rất biết ơn nguồn nước suối : “Tôi thường tắm ở đây nếu có cơ hội. Dòng suối thuộc về Chúa và nếu Ngài vẫn lưu giữ nó ở đây, chắc chắn nó sẽ mang lại những lợi ích tốt đẹp” – bà Galik bày tỏ.

“Bố tôi thường uống nước ở đây và ông đã sống đến 90 tuổi” – anh Walter Tobin sống cách Blackville 80 km, thường ghé qua suối lấy nước về dùng trên đường đến thăm em gái cho hay.

Trên thực tế, Sở Y tế và Quản lý môi trường địa phương đã tiến hành thử nghiệm mẫu nước tại Healing Springs. 9 Lo Duc 1Và thật bất ngờ, nước tại dòng suối không những không hề nhiễm các loại khuẩn thường thấy mà còn được đánh giá sạch sẽ và tinh khiết.

Dòng suối thánh tại Lourdes – Pháp

Nổi tiếng nhờ khả năng chữa bệnh kỳ diệu, hàng năm dòng suối thánh tại Lourdes thu hút 8 triệu lượt khách trên khắp thế giới ghé thăm. Bắt nguồn từ hang đá nhỏ tên là Massabielle, gần nhà thờ Lourdes thuộc thị trấn Lourdes, tỉnh Hautes – Pyrénées, miền tây nước Pháp, dòng suối gắn liền với câu chuyện huyền bí về thánh nữ bất tử Bernadette Soubirous.

Tương truyền, vào ngày 11/2/1858, năm Bernadette 14 tuổi, khi đang dạo chơi trên đồi Pyrénées, Đức mẹ Maria bất ngờ hiện ra trước mặt em. Bà chỉ dẫn Bernadette đào một khoảng đất và sẽ có một dòng suối chảy ra, hãy uống nước từ dòng suối đó vì nó có thể chữa được mọi bệnh tật.

Bernadette không hề cảm thấy sợ hãi trái lại vô cùng tò mò. Em làm theo lời bà chỉ dẫn thì quả nhiên thấy một dòng nước phun ra từ trong lòng đất. Khi Bernadette quay lại chỗ cũ thì Đức mẹ đã biến mất.

9 Lo Duc 2Cũng trong năm này, Bernadette là người duy nhất được chứng kiến dung nhan Maria hiện lên 18 lần. Sau đó, Bernadette trở thành nữ tu và qua đời ở tuổi 35. Tuy nhiên sau khi được chôn cất 30 năm dưới lòng đất, thi thể của Bernadette không có dấu hiệu thối rữa mà còn nguyên vẹn, hồng hào như người sống đang say giấc nồng.

Đã 157 năm trôi qua, từ khoảng đất được đào lên, dòng suối vẫn chảy nước mãi không ngừng. Theo tư liệu tại cơ quan y tế của thị trấn Lourdes ghi nhận, khoảng hơn 7000 trường hợp đã được chữa khỏi bệnh một cách kỳ diệu nhờ nước suối.

Bà Catharine Latapie, 38 tuổi, sống tại Lourdes có cánh tay phải bị liệt từ lâu do cây đổ vào người. Sau khi nghe được câu chuyện của Bernadette Soubirous, sáng sớm ngày 1/3/1858, Catharine đã đến hang đá nơi có dòng suối và ngâm cánh tay trong hồ nhỏ đã được tạo để trữ nước.

Khi trở về nhà ngay lập tức cánh tay của Catharine có cảm giác và các ngón tay có thể cử động được. Bà sinh đứa con thứ ba ngay trong ngày hôm đó và sau này đứa bé cũng trở thành một vị linh mục.

9 Lo Duc 3Và gần đây là bà Danila Castelli, sinh năm 1946, người Mỹ mắc chứng huyết áp cao bất thường ở tuổi 34 không rõ nguyên nhân. Sau khi trải qua hàng loạt phẫu thuật từ cắt bỏ tử cung đế loại bỏ khối u xơ đến cắt bỏ tuyến tụy, rồi u bàng quang nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Năm 1988, Danila Castelli quyết định tìm đến Lourdes với hy vọng cuối cùng. Ngay lần đầu tiên tắm bằng nước suối, Danila đã có cảm giác nhẹ nhõm lạ thường. Sau đó không lâu, Danila đã gửi thông báo cho cơ quan y tế Lourdes là bà đã khỏi hẳn bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.

Trải qua bao thế kỷ cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, nhưng năng lực siêu nhiên của God’s Acre Healing Springs và dòng suối thánh tại Lourdes vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Yên Huỳnh tổng hợp chuyển tiếp

3 Logo ptuc - tnguong

Cung 1NHNG ĐIU CHÚ Ý

KHI MUA Đ CÚNG

Ngày 9/8 (tức 5/5 AL) vừa qua là Tết Đoan ngọ, hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa), khoảng từ 11h tới 13h.

Lễ vật để cúng thường gồm: Hương, hoa, vàng mã; nước; rượu nếp và các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vả, chuối; và các loại đồ ăn như xôi, chè, bánh ú tro.

Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, 9 Doan ngo 1là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

9 Doan ngo 2Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh ú, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm : 9 Doan ngo 3Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.Cung 4

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được được coi là Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm.

Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.

Mỹ Nhàn chuyển tiếp

Logo Xem tu vi

A- KÍNH BÁO CÙNG BẠN ĐỌC